TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hãy hành động ngay để bảo vệ đa dạng sinh học trước khi quá muộn

Ngày đăng: 21 | 05 | 2010

Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới.

Tuy nhiên, đa dạng sinh học tại Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và các hành vi đối xử bất hợp lý của con người tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên.Nhân Ngày quốc tế về Đa dạng sinh học 22/5/2010, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Ths. Huỳnh Thị Mai, Phó trưởng Ban Quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường để tìm hiểu thêm về giá trị của đa dạng sinh học, thực trạng và nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và một số vấn đề có liên quan.

 

Thưa bà Huỳnh Thị Mai, xin bà cho biết những giá trị của đa dạng sinh học?

Đa dạng sinh học là sự phong phú và đa dạng của sự sống, có vai trò sống còn đối với Trái đất. Đa dạng sinh học có nhiều giá trị to lớn, tập trung vào 3 nhóm: giá trị kinh tế, giá trị nhân văn và giá trị sinh thái.

Giá trị kinh tế là cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm duy nhất cho con người. Theo tính toán của các nhà khoa học trên thế giới, hàng năm đa dạng sinh học cung cấp cho con người một lượng sản phẩm trị giá khoảng 33.000 tỷ USD. Giá trị nhân văn của đa dạng sinh học là tính phong phú, vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên, cung cấp giá trị thẩm mỹ. Giá trị sinh thái là vai trò duy trì cân bằng sinh học, bảo vệ các nguồn tài nguyên, điều hoà khí hậu và phân huỷ các chất thải.

Bà Huỳnh Thị Mai - Phó trưởng Ban Quản lý tài nguyên và Đa dạng sinh học,

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

Đa dạng sinh học tại nước ta hiện nay đang đứng trước nhiều nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng, xin bà nói rõ hơn về điều này?

Đa dạng sinh học ở nước ta đang bị suy thoái với tốc độ rất nhanh. Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị bị suy giảm hoàn toàn về số lượng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao. Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều. Trong những năm qua, diện tích rừng ngập mặn nước ta giảm gần 3/4. Mặc dù, độ che phủ rừng những năm gần đây đạt ở mức 37% - 39% diện tích tự nhiên. Tuy nhiên, chất lượng rừng ngày càng suy giảm. Rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn tiếp tục bị tàn phá nghiêm trọng. Rừng giàu, rừng kín, rừng nguyên sinh chỉ còn 13% và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích rừng.

Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên nước và môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên, thưa bà?

Sự suy giảm đa dạng sinh học hiện nay có cả các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Các nguyên nhân trực tiếp bao gồm sự phá vỡ và mất nơi cư trú, sự xâm lấn của các sinh vật nhập nội, chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách thiếu quy hoạch, sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên sinh vật, ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, các hoạt động phát triển nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp và dân số liên tục gia tăng là những nguyên nhân gián tiếp chính gây suy giảm đa dạng sinh học.

Luật Đa dạng sinh học là một trong những công cụ pháp lý để bảo tồn đa dạng sinh học. Theo bà, để nâng cao hiệu quả thực thi Luật Đa dạng sinh học trong thời gian tới, chúng ta cần có những hoạt động hỗ trợ nào?

Để các quy định của Luật Đa dạng sinh học sớm đi vào cuộc sống, cần tiến hành khẩn trương các họat động hỗ trợ:

1. Ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học; Xây dựng và trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn kỹ thuật về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong khuôn khổ của Luật Đa dạng sinh học;

2. Giới thiệu, tập huấn cho các cán bộ liên quan từ Trung ương đến địa phương về nội dung của Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và cách thức tổ chức thực hiện;

3. Tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cộng đồng;

4. Tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học từ Trung ương đến địa phương;

5. Nâng cao nhận thức và hình thành ý thức trách nhiệm về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học cho cộng đồng.

Xin bà cho biết một số hoạt động nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường nhằm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và  kết quả bước đầu của những hoạt động này?

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường có chức năng nghiên cứu chính sách kinh tế - xã hội liên quan đến tài nguyên và môi trường nhằm đề xuất, xây dựng chiến lược, chính sách về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vì vậy, những năm qua, việc nghiên cứu hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những hoạt động ưu tiên nhằm phục vụ việc ban hành Luật Đa dạng sinh học và xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học. Một số nghiên cứu chính:

1. Điều tra, nghiên cứu quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học. Nghiên cứu đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và thành lập, quản lý các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ ban hành Luật Đa dạng sinh học.

2. Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở Việt Nam. Mục tiêu của đề tài nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở Việt Nam

3. Điều tra, nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc ban hành chính sách về chi trả dịch vụ môi trường. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường (PES), kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới trong việc thực hiện cơ chế PES, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng ở Việt Nam, nhằm đề xuất khung chính sách về PES phù hợp với nước ta.

Ngoài công tác nghiên cứu, trong khuôn khổ hỗ trợ của Chương trình môi trường trọng điểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS-CEP-BCI), Viện đã tổ chức một số lớp tập huấn về khung Luật Đa dạng sinh học, hệ thống pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, chi trả dịch vụ môi trường, v.v… tại các tỉnh Trung Trường Sơn và một số vườn quốc gia.

Hội thảo tập huấn khung Luật Đa dạng sinh học trong khuôn khổ Dự án BCI ngày 9/4/2010 tại Đông Hà, Quảng Trị

Hiện nay, Viện đang chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan phối hợp với ADB để hoàn thiện thủ tục Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án (PPTA) cho BCI pha 2 (2011-2015) với vốn vay 30 triệu đô la Mỹ nhằm tăng cường và hoàn thiện cơ chế quản lý và phát triển bền vững các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học để xoá đói, giảm nghèo ở vùng Trung Trường Sơn; tăng cường hiệu quả bền vững về môi trường và đánh giá tác động của những đầu tư vào ngành sản xuất ở khu vực hành lang kinh tế GMS.

Là người rất tâm huyết với sự nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng và bảo vệ tài nguyên – môi trường nói chung, bà có muốn gửi một thông điệp nhân Ngày quốc tế về Đa dạng sinh học năm 2010?

Liên Hiệp quốc lấy năm 2010 là Năm quốc tế về Đa dạng sinh học nhằm cảnh báo về sự biến mất của nhiều loài sinh vật trên thế giới và tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Chủ đề của Ngày quốc tế về Đa dạng sinh học (IDB) năm 2010 là Đa dạng sinh học, phát triển và giảm nghèo. Năm nay, IDB là một phần của Năm Quốc tế về Đa dạng sinh học. Thông điệp của IDB 2010 nhằm nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và tăng cường hợp tác để hành động hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường cho các Bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học và các cộng đồng phát triển.

Trong Năm quốc tế về Đa dạng sinh học, chúng ta hãy suy nghĩ nghiêm túc về nguyên nhân gốc rễ của sự suy giảm đa dạng sinh học và cần có hành động để ngăn chặn sự suy giảm này. Chúng ta cần nhận thức rằng đa dạng sinh học là sự sống – đa dạng sinh học là cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy hành động ngay để bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trước khi quá muộn.

Xin cảm ơn bà!

 

Văn phòng Viện

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Hội thảo tập huấn khung Luật Đa dạng sinh học trong khuôn khổ Dự án BCI ngày 9/4/2010 tại Đông Hà, Quảng Trị

NỘI DUNG KHÁC

Cuốn sách đầu tiên về An ninh môi trường tại Việt Nam

24-5-2010

Mục tiêu của cuốn sách nhằm cung cấp cho người đọc những khái niệm mới và kiến thức hữu ích về vấn đề sống còn của môi trường trong sự phát triển bền vững.

Tiếp và làm việc với chuyên gia cao cấp của Quỹ Hanns Seidel Foundation

2-6-2010

16h30 ngày 02 tháng 6 năm 2010 tại trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Viện trưởng Nguyễn Văn Tài, Phó Viện trưởng Nguyễn Thế Chinh và đại diện Ban Thể chế và Nguồn lực, Phòng Hợp tác quốc tế đã tiếp và làm việc với Ông Thái Quang Trung – chuyên gia cao cấp, trưởng đại diện của Quỹ Hanns Seidel Foundation (CHLB Đức) tại Singapore.

Tọa đàm Chào mừng ngày Môi trường thế giới 5 tháng 6 năm 2010

4-6-2010

Sáng ngày 04 tháng 6 năm 2010, tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã diễn ra buổi tọa đàm Chào mừng ngày Môi trường thế giới 5 tháng 6 năm 2010.

Đại hội Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường lần thứ I nhiệm kỳ 2010-2015

8-6-2010

Ngày 09 tháng 6 năm 2010, Đại hội Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường lần thứ I, nhiệm kỳ 2010–2015 đã được tiến hành trọng thể tại trụ sở Viện.

Làm việc với chuyên gia môi trường Campuchia và đại diện của tổ chức Wildlife Alliance

10-6-2010

Sáng ngày 10 tháng 6 năm 2010, tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Phó Viện trưởng; Ths. Huỳnh Thị Mai, Phó trưởng Ban Quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học, đại diện Phòng Hợp tác quốc tế đã tiếp và làm việc với một số chuyên gia môi trường Campuchia và đại diện của tổ chức Wildlife Alliance về kinh nghiệm xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường (PES).

Họp chuyên gia và tổ soạn thảo xây dựng Quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng bức xạ trong khí tượng thủy văn, địa chất khoáng sản và bảo vệ môi trường đến năm 2020

10-6-2010

Chiều ngày 10 tháng 6 năm 2010, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức cuộc họp với các chuyên gia và thành viên tổ soạn thảo Quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng bức xạ trong khí tượng thủy văn, địa chất khoáng sản và bảo vệ môi trường đến năm 2020.

Hội thảo góp ý cho Đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt

11-6-2010

Được tổ chức vào sáng ngày 11 tháng 6 năm 2010, tại trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, hội thảo góp ý cho đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt đã thu hút đông đảo cán bộ nghiên cứu của Viện tham dự. PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh, Phó Viện trưởng chủ trì hội thảo.

Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học đã được phê duyệt

13-6-2010

Ngày 11 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.

Hội thảo góp ý cho đề tài Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các quy định trong xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường

14-6-2010

Chiều ngày 14 tháng 6 năm 2010, tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã diễn ra hội thảo góp ý cho đề tài Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các quy định trong xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật (KTKT) ngành tài nguyên và môi trường. Tham dự hội thảo có nhiều cán bộ nghiên cứu của Viện. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Phó Viện trưởng đã chủ trì hội thảo.

Cuốn sách Environmental accounting in theory and practice

24-6-2010

Hạch toán môi trường là một công cụ hữu ích trong quản lý tài nguyên và môi trường của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đây là một trong những công cụ ưu tiên để thực hiện chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên - môi trường. Với mong muốn cung cấp tới bạn đọc một nguồn tư liệu tham khảo hữu ích, xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Environmental accounting in theory and practice”, được biên tập bởi các tác giả Kimio Uno (Khoa Quản lý chính sách thuộc Đại học Keio tại SFC, Fujisawa, Nhật Bản) và Peter Bartelmus (Chi nhánh Thống kê Môi trường và Năng lượng, thuộc Bộ phận Thống kê của Liên Hiệp Quốc, NewYork, Hoa Kỳ).

JICA tại Việt Nam đến thăm, làm việc với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

24-6-2010

Ngày 25 tháng 6  năm 2010, Đoàn chuyên gia JICA – Nhật Bản đã đến làm việc với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Tiếp đoàn JICA có TS. Nguyễn Trung Thắng, Trưởng Ban Môi trường và Phát triển bền vững và Ông Phan Tuấn Hùng, Phụ trách Văn phòng Viện.

Mô hình xử lý chất thải vật nuôi trong khuôn khổ Dự án Quản lý chất thải vật nuôi ở Đông Á

29-6-2010

Dự án Quản lý chất thải vật nuôi ở Đông Á - LWMEA được tài trợ bởi Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF). Ở Việt Nam, LWMEA được giao cho Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ tài nguyên và Môi trường thực hiện từ tháng 9 năm 2006. Mục tiêu của Dự án là nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khoẻ của con người, đang gia tăng rất nhanh ở các vùng chăn nuôi tập trung gần các nguồn nước. Lợi ích cho môi trường toàn cầu mà Dự án đem lại là giảm ô nhiễm đất, suy giảm môi trường ở vùng biển Đông và Vịnh Thái Lan.