TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo tham vấn “Chỉ số đa dạng sinh học đa chiều tại Việt Nam – Thách thức và cơ hội”

Ngày đăng: 19 | 05 | 2022

Trong khuôn khổ thực hiện “Nghiên cứu xây dựng chỉ số Đa dạng sinh học đa chiều (MBI)” do Trung tâm Giám sát Bảo tồn quốc tế của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP-WCMC) phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) thực hiện, ngày 18/05/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp WWF Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn “Chỉ số đa dạng sinh học đa chiều tại Việt Nam – Thách thức và cơ hội”. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các nhà bảo tồn, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng chỉ số đa dạng sinh học (ĐDSH) đa chiều. Suy thoái ĐDSH hiện vẫn đang là một thách thức lớn, mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề này thông qua nỗ lực thực hiện các cam kết với quốc tế, xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật, chính sách, chiến lược quốc gia và các dự án nghiên cứu khoa học. Tuy vậy, bài toán cần phải làm gì để làm chậm lại quá trình mất ĐDSH hiện vẫn chưa có lời giải, một phần là do tính chất phức tạp và sự liên quan của ĐDSH đến nhiều thành phần, lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội và sức khỏe của con người. Vì vậy các nhà hoạch định chính sách, cá nhân và tổ chức trong các hoạt động bảo tồn và phục hồi ĐDSH đang rất cần một chỉ số tổng thể để cung cấp một bức tranh toàn cảnh về nhiều khía cạnh khác nhau của ĐDSH, bao gồm hiện trạng ĐDSH và đóng góp của ĐDSH cho con người.

Theo Tiến sĩ Khưu Thùy Dương, Quản lý hoạt động nghiên cứu xây dựng chỉ số ĐDSH đa chiều tại Việt Nam, thuộc WWF-Việt Nam, các khung chính sách về ĐDSH hiện nay dựa vào nhiều chỉ số để đo lường hiện trạng ĐDSH, lợi ích mà con người được hưởng từ các chức năng của hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái ven biển, cũng như để đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu quốc gia về ĐDSH. Nhưng những chỉ số này chưa phản ánh được đầy đủ các khía cạnh của ĐDSH và chưa chỉ ra được mối tương quan giữa ĐDSH và con người, cũng như mối liên kết giữa bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững.

Tiến sĩ Khưu Thùy Dương, Quản lý hoạt động nghiên cứu xây dựng chỉ số ĐDSH đa chiều tại Việt Nam, thuộc WWF-Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

“Để làm rõ hơn vai trò quan trọng của ĐDSH và đóng góp của ĐDSH đối với phát triển bền vững cũng như tận dụng được những nguồn dữ liệu sẵn có, chúng ta cần đánh giá ĐDSH dựa trên trên bối cảnh sinh thái, xã hội và kinh tế của từng quốc gia để đo lường hiện trạng ĐDSH, cũng như những đóng góp của ĐDSH đối với con người. Từ đó mới có thể thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và lồng ghép vấn đề bảo tồn ĐDSH vào các chính sách quốc gia, nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội cùng hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững,” Bà Dương nhấn mạnh.

Cũng tại Hội thảo, Tiến sĩ Carolina A. Soto-Navarro, Quản lý Dự án Nghiên cứu Xây dựng Chỉ số đa dạng sinh học đa chiều toàn cầu, thuộc UNEP-WCMC giải thích, sự đa dạng về thành phần các nước tham dự sẽ giúp nhận biết khung chỉ số ĐDSH đa chiều có thể đáp ứng và đại diện cho các bối cảnh sinh thái, xã hội và kinh tế khác nhau ở mức độ như thế nào, từ đó sẽ tiếp tục được điều chỉnh và sử dụng trong bất kỳ lĩnh vực đánh giá nào trong tương lai. Đặc biệt là ở Việt Nam, quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng trong thập kỷ tới sẽ phải đối mặt với thách thức về việc cân bằng lại nhu cầu gia tăng của con người về của cải, vật chất liên quan đến ĐDSH, cách sử dụng tài nguyên bền vững để đảm bảo nguồn cung cho tương lai. Vì thế, chỉ số ĐDSH đa chiều có thể là một công cụ quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách nhận biết những chi phí về mặt sinh thái và xã hội của việc không hành động để bảo tồn ĐDSH.

Tiến sĩ Carolina A. Soto-Navarro, Quản lý Dự án Nghiên cứu Xây dựng Chỉ số đa dạng sinh học đa chiều toàn cầu, thuộc UNEP-WCMC phát biểu tại Hội thảo

Chia sẻ về hoạt động nghiên cứu xây dựng chỉ số ĐDSH đa chiều, Tiến sĩ Kim Thị Thúy Ngọc, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết : “Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của UNEP-WCMC và WWF-Việt Nam trong việc hỗ trợ các quốc gia xây dựng chỉ số ĐDSH đa chiều. Sau khi hoàn thành xây dựng, chỉ số này sẽ cung cấp thông tin về hiện trạng ĐDSH và mối liên quan giữa ĐDSH và con người, từ đó đánh giá được tính hiệu quả của các chính sách về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH và đảm bảo cân bằng trong phát triển kinh tế và bảo tồn ĐDSH ở cấp quốc gia và địa phương.”

Tiến sĩ Kim Thị Thúy Ngọc, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phát biểu tại Hội thảo

Chỉ số ĐDSH của Việt Nam sẽ góp phần giúp dự án toàn cầu phát triển phương pháp đo lường ĐDSH có thể áp dụng rộng rãi với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chỉ số cũng giúp xác định cơ hội cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước nhận biết họ đang ở đâu, có thể đóng góp gì và chịu trách nhiệm như thế nào đối với hoạt động bảo tồn ĐDSH, cũng như đưa ra các quyết định cắt giảm các mối đe dọa từ hoạt động kinh doanh lên ĐDSH.Việc phát triển chỉ số này cũng được kỳ vọng đóng vai trò như một thước đo giúp các nhà hoạch định chính sách đo lường mục tiêu sống hài hòa với thiên nhiên của con người. Đặc biệt trong bối cảnh mọi nỗ lực đang được thực hiện để thực thi Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu Việt Nam sẽ cơ bản đầy lùi mất ĐDSH để phát triển bền vững vào năm 2030. Xây dựng chỉ số ĐDSH đa chiều mang ý nghĩa cấp bách và kịp thời, khi thế giới và Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực trước tình trạng suy thoái của các hệ sinh thái tự nhiên, mất mát ĐDSH, dân số toàn cầu bị phơi nhiễm với các loại dịch bệnh và đang phải trải qua đại dịch.

Hoạt động thí điểm xây dựng chỉ số ĐDSH đa chiều cho Việt Nam kéo dài 1 năm, do WWF-Việt Nam và Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường hợp tác thực hiện, với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNEP-WCMC và các đối tác tại Việt Nam.

Hội thảo là sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong công tác điều tra và đánh giá hiện trạng ĐDSH tại Việt Nam, góp phần đặt nền móng cho việc phát triển chỉ số ĐDSH đa chiều trên quy mô toàn cầu.

Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo: 

IMG 6190 (2)

 

 

IMG 6197 (2)

 

Ngọc Anh

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo tổng kết hoạt động KH&CN giai đoạn 2011-2021 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực đất đai

25-5-2022

Nối tiếp chuỗi sự kiện chào mừng 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), ngày 25/05/2022, tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) giai đoạn 2011-2021 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực đất đai. Đến dự và phát biểu khai mạc Hội thảo có Thứ trưởng Lê Minh Ngân. Các đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, đại diện các cơ quan chuyên môn, tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đất đai đã đến tham dự Hội thảo.

Hội thảo tổng kết hoạt động KH&CN giai đoạn 2011-2021 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số

31-5-2022

Trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động nhân dịp chào mừng 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), ngày 31/05/2022, tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo tổng kết hoạt động KH&CN giai đoạn 2011-2021 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, đại diện các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đã đến tham dự Hội thảo.

Hội thảo tổng kết hoạt động KH&CN giai đoạn 2011-2021 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực biển và hải đảo

31-5-2022

Trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động nhân dịp chào mừng 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), ngày 31/05/2022, tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo tổng kết hoạt động KH&CN giai đoạn 2011-2021 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực biển và hải đảo. Đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, đại diện các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đã đến tham dự Hội thảo và tham gia trực tuyến.

Chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6

2-6-2022

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 - đây là sự kiện đặc biệt trong năm dành cho trẻ em. Hè đến, hòa chung không khí vui tươi của Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Công đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Chi đoàn Thanh niên tổ chức một chương trình đặc biệt dành cho con em các cán bộ, viên chức đang công tác tại Viện. Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ cùng các phụ huynh là cán bộ công tác tại Viện đã đưa các con tới tham dự chương trình tại khu nghỉ dưỡng với mong muốn các con có được những giây phút thư giãn, vui vẻ sau một năm học tập vất vả. Tại đây, các con đã được liên hoan, giao lưu, gặp gỡ, đóng góp các tiết mục văn nghệ, tham gia trò chơi thú vị, bổ ích, được nhận những phần quà nho nhỏ và có những kỷ niệm đáng nhớ.

Khai mạc triển lãm nghệ thuật “Sống Mới với Cũ”

17-6-2022

Ngày 17/06/2022, tại Vincom Mega Mall Royal City, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) và mạng lưới Kinh tế tuần hoàn (CE Hub) phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Chợ Tốt tổ chức triển lãm “Sống Mới với Cũ” để truyền cảm hứng về lối sống tiêu dùng bền vững thông qua việc tích cực mua bán đồ đã qua sử dụng. Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ đã phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm.

Hội nghị khởi động xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam

29-6-2022

Ngày 28/06/2022, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị khởi động xây dựng kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo của Bộ TN&MT, lãnh đạo các cơ quan, lãnh đạo Ban, ngành, địa phương, trưởng đại diện các đối tác phát triển, đại sứ, đại diện các doanh nghiệp lớn, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các trường đại học, viện nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành về kinh tế tuần hoàn (KTTH).

Hội thảo “Kinh nghiệm của Nhật Bản và gợi ý chính sách cho Việt Nam trong xây dựng lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn”

6-7-2022

Ngày 06/07/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hơp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và đơn vị tư vấn Nippon Koei Vietnam International (NKV) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm của Nhật Bản và gợi ý chính sách cho Việt Nam trong xây dựng lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn”. Phó Viện trưởng – TS. Mai Thế Toản đã có mặt và phát biểu khai mạc Hội thảo. Ngoài ra, Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia, các đại diện các Bộ, ngành, các đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế và trong nước, các doanh nghiệp.

Trưng bày ảnh và mô hình "Sông kể chuyện nhựa" tại TH True Mart Tràng Tiền

7-7-2022

Trong khuôn khổ nối tiếp chuỗi sự kiện triển lãm trưng bày "Sông kể chuyện nhựa", từ ngày 01 đến ngày 15 tháng 7 năm 2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với TH Group tổ chức tiếp đón, giới thiệu Trưng bày ảnh và mô hình “Sông kể chuyện nhựa” tại TH True Mart Tràng Tiền.

Hội thảo “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo hướng đến hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”

13-7-2022

Ngày 13/7/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) phối hợp với Quỹ Hanns Seidel Foundation (HSF) tổ chức hội thảo với chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo hướng đến hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” với mong muốn tăng cường trao đổi học thuật và thực tiễn, đồng thời cung cấp một diễn đàn cho các học giả, các chuyên gia, cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế thảo luận về cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam về áp dụng kinh tế tuần hoàn. Hội thảo do Phó Viện trưởng ISPONRE Mai Thế Toản chủ trì, thu hút nhiều chuyên gia, đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế và trong nước; đại diện các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tham dự tham gia trực tiếp và trực tuyến.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường – Khối trưởng khối thi đua số V tổ chức Giải thi đấu Thể thao và Hội diễn Văn nghệ,  chào mừng Kỷ niệm 20 năm ngày Thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường

16-7-2022

Hưởng ứng phong trào thi đua của Bộ TN&MT, ngày 15/7/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường – Khối trưởng khối thi đua số V đã tổ chức Giải thi đấu Thể thao và Hội diễn Văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 20 năm ngày Thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường. Với mục đích tăng cường giao lưu, tạo ra sân chơi lành mạnh, đồng thời kết nối cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang làm việc tại các đơn vị thuộc khối thi đua, Hội thao – Hội diễn khối thi đua số V năm 2022 đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022-2024

19-7-2022

Ngày 18/07/2022, Chi Đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) đã tổ chức Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM) lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022-2024. Đến dự và chỉ đạo đại hội, về phía Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có đồng chí Giàng Anh Dũng – Phó Bí thư Đoàn Bộ TN&MT. Về phía Chi ủy, Lãnh đạo Viện có đồng chí TS. Mai Thanh Dũng – Bí thư Chi bộ, Phó Viện trưởng, đồng chí PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, đồng chí Dương Thị Phương Anh – Chi ủy viên, đại diện Công đoàn Viện – Chủ tịch Nguyễn Mạnh Tưởng. Ngoài ra, Đại hội vinh dự có sự góp mặt của đại diện một số đơn vị Đoàn thuộc Bộ như: Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ và đặc biệt là sự có mặt đông đủ của toàn thể các đoàn viên thanh niên trong Viện.

Họp tham vấn Kinh nghiệm quốc tế về tài chính đất đai, giá đất và kiến nghị đối với Luật Đất đai (sửa đổi)

22-7-2022

Trong khuôn khổ thực hiện kế hoạch xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ngày 22/07/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Họp tham vấn Kinh nghiệm quốc tế về tài chính đất đai, giá đất và kiến nghị đối với Luật Đất đai (sửa đổi)”. Cuộc họp có sự tham dự của đại diện Tổng cục Quản lý Đất đai, đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, đại diện Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC cùng đại diện các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế có liên quan.