TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhóm chỉ tiêu Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng nằm trong danh mục thống kê quốc gia về biển, hải đảo

Ngày đăng: 07 | 10 | 2024

Nhóm chỉ tiêu Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được đưa vào dự thảo Thông tư quy định Bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển, hải đảo và Bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển, hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh. Theo dự thảo, nhóm chỉ tiêu Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng gồm các chỉ tiêu: Số lượng giấy phép nhận chìm ở biển được cấp; số vụ, số lượng dầu tràn và hóa chất rò rỉ trên biển, diện tích bị ảnh hưởng; tỷ lệ khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững; số khu, diện tích và tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn biển; diện tích rừng ngập mặn ven biển. Lộ trình dự kiến có thể thực hiện ngay từ năm 2024 do đã có sẵn hoặc có nguồn thông tin để tính toán, tổng hợp.

Bên cạnh đó, dự thảo danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển, hải đảo và chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh bao gồm các nội dung:

Nhóm chỉ tiêu Kinh tế biển với các chỉ tiêu: Số hộ khai thác, nuôi trồng thủy sản biển; Số lượng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá; Số lượng tàu khai thác thủy sản biển có động cơ; Số lượng tàu biển; Thể tích lồng, bè nuôi trồng thủy sản ven biển; Sản lượng thủy sản khai thác biển…

quy hoach khong gian bien

Nhóm chỉ tiêu Khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển với các chỉ tiêu: Số sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tốt nghiệp các ngành đào tạo liên quan đến kinh tế biển trong các cơ sở giáo dục đại học; chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về biển…

Chi tiết Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển, hải đảo và chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

Nội dung chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển, hải đảo và chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

Xây dựng và hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin

Dự thảo nêu rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thu thập thông tin thống kê đối với các chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển, hải đảo và các chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh được phân công, bảo đảm cung cấp số liệu thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế; Xây dựng và hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin của các chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển, hải đảo và các chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh.

Đồng thời tổng hợp thông tin thống kê thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển, hải đảo và Bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh; theo dõi, hướng dẫn, báo cáo tình hình thực hiện Thông tư này.

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan căn cứ vào Bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển, hải đảo và Bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh thực hiện lồng ghép, thu thập, tổng hợp những chỉ tiêu được phân công, cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để tổng hợp, biên soạn.

Theo baotainguyenmoitruong.vn

NỘI DUNG KHÁC

Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới

7-10-2024

Nhằm góp phần triển khai thực hiện các quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh, ứng phó với các thách thức của biến đổi khí hậu và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050, ngày 25/9/2024, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Diễn đàn Khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”. Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Đức Minh nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta luôn coi kinh tế tuần hoàn là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Để hỗ trợ quá trình này, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và khung pháp lý quan trọng, bao gồm Luật BVMT năm 2020 và Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 7/6/2022 phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Việc thảo luận các chính sách cũng như nhận diện những khó khăn trong quá trình thực hiện kinh tế tuần hoàn rất cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của mô hình này. Do đó, theo PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Diễn đàn được tổ chức nhằm tìm kiếm giải pháp và kiến nghị chính sách để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, đồng thời cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách xanh hóa tại Việt Nam.

Mực nước biển dâng cao: Mối đe dọa cấp bách đối với nhân loại

7-10-2024

Mực nước biển trên toàn cầu đang dâng nhanh hơn và cao hơn bao giờ hết, tạo ra "mối đe dọa cấp bách và leo thang" đối với người dân trên toàn thế giới theo mô tả của Liên hợp quốc. Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres đã đến thăm các quốc gia Thái Bình Dương, Tonga và Samoa, nơi mực nước biển dâng là một trong những vấn đề chính mà ông đã thảo luận với các cộng đồng mà ông đã gặp. Ngày 25/9 vừa qua, các nhà lãnh đạo và chuyên gia toàn cầu đã tập trung tại LHQ để thảo luận về cách tốt nhất nhằm giải quyết mối đe dọa này. Kể từ năm 1880, mực nước biển đã dâng cao khoảng 20-23 cm. Vào năm 2023, mực nước biển trung bình trên toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục mà Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) xác nhận, theo hồ sơ vệ tinh được lưu giữ từ năm 1993. Điều đáng lo ngại là tốc độ tăng trong 10 năm qua cao gấp đôi tốc độ mực nước biển dâng trong thập kỷ đầu tiên của hồ sơ vệ tinh, từ năm 1993 đến năm 2002. Mực nước biển dâng cao là kết quả của sự nóng lên của đại dương và sự tan chảy của các sông băng và các tảng băng, những hiện tượng là hậu quả trực tiếp của biến đổi khí hậu.

Hướng đến quản lý hóa chất, rác thải an toàn và bền vững

7-10-2024

Một năm sau khi được thông qua tại Bonn, Khung toàn cầu về hóa chất vừa đưa ra lời kêu gọi đầu tiên cho các dự án hướng đến mục tiêu quản lý hóa chất và rác thải an toàn và bền vững. Các dự án được chọn dự kiến ​​sẽ nghiên cứu các giải pháp xanh và bền vững, đồng thời định hướng các hành động nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại từ hóa chất và rác thải ở một số quốc gia khó khăn nhất thế giới. Bà Sheila Aggarwal-Khan, Giám đốc Ban Công nghiệp và Kinh tế của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết: "Ô nhiễm và rác thải là cuộc khủng hoảng hàng ngày đối với sức khỏe của con người, cản trở hoạt động kinh tế và để lại “vết sẹo” vĩnh viễn cho thiên nhiên. Hiện nay, Khung toàn cầu về hóa chất đang chuyển từ văn bản thành hành động thực tiễn và mang lại lợi ích cụ thể cho những người ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng này".

Đưa giảm lãng phí thực phẩm vào trọng tâm chiến lược hành động vì khí hậu

7-10-2024

Việc giảm lãng phí thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong giải quyết biến đổi khí hậu, đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu. Vào năm 2022, con số khổng lồ 1,05 tỷ tấn thực phẩm đã bị lãng phí, trong khi 783 triệu người bị đói và 1/3 dân số toàn cầu phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực. Cũng trong năm 2022, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết, 19% thực phẩm có sẵn cho người tiêu dùng đã bị lãng phí ở cấp độ bán lẻ, dịch vụ thực phẩm và hộ gia đình, ngoài 13% thực phẩm trên thế giới bị thất thoát trong chuỗi cung ứng, theo ước tính của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO). Mức độ lãng phí này không chỉ là làm bỏ lỡ cơ hội để nuôi sống nhiều người đang cần thực phẩm mà còn là gánh nặng đáng kể cho môi trường.

Tập huấn Xây dựng đề xuất dự án về giảm ô nhiễm rác thải nhựa

9-10-2024

Ngày 9/10/2024, trong khuôn khổ hợp tác với Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Tập huấn Xây dựng đề xuất dự án về giảm ô nhiễm rác thải nhựa. Buổi tập huấn do TS. Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng ISPONRE chủ trì. Mục tiêu của việc tập huấn là hướng dẫn học viên xây dựng các đề xuất dự án, tăng cường hiểu biết về các cơ chế tài trợ khác nhau và tìm hiểu môi trường thuận lợi cần thiết để huy động tài trợ, đồng thời, tạo điều kiện cho học viên thiết kế và xây dựng đề xuất dự án. Qua tập huấn, học viên sẽ được tăng cường kỹ năng xây dựng đề xuất dự án nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa, học viên sẽ được tăng cường hiểu biết về các tiêu chí, quy trình và yêu cầu trong quá trình xây dựng đề xuất tài trợ.

Tọa đàm Quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam: Từ mục tiêu chính sách đến hành động thực tiễn

17-10-2024

Ngày 16/10/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Tọa đàm về Quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam: Từ mục tiêu chính sách đến hành động thực tiễn. Đây là 1 hoạt động trong khuôn khổ hợp phần 4-Chính sách và quản trị thuộc “Nguồn phát thải, Nơi tích tụ và các giải pháp giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển Việt Nam” do Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu (GCRF) của Chính phủ Anh tài trợ và được thực hiện bởi Đại học Heriot Watt, Anh quốc và 6 đối tác gồm Đại học Phenikaa, Đại học Quốc gia Hà Nội- Viện Viện Nam học và Phát triển bền vững, Đại học Công nghệ Hà Nội (USTH), Trường cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật thủy sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản và Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Tham dự Tọa đàm có GS. Michel Kaiser, Đại học Heriot Watt, Vương quốc Anh, Giám đốc dự án; Bà Ngô Thị Thúy Hường, Đại học Phenikaa, Việt Nam - Đồng giám đốc dự án cùng các cán bộ dự án, khách mời, chuyên gia. Mục tiêu của tọa đàm là trình bày, chia sẻ các nỗ lực về giảm thiểu rác thải đại dương của Việt Nam; tmột số kết quả phân tích hệ thống chính sách về quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam; Tham vấn, trao đổi với các bên liên quan để nhận diện một số thách thức, giải pháp để giảm rác thải nhựa biển ở Việt Nam; Trao đổi, đề xuất lộ trình để thực hiện mục tiêu về giảm rác thải nhựa trong thời gian tới. Viện trưởng, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chủ trì buổi tọa đàm.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức buổi Gặp mặt - Chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

21-10-2024

Vào ngày 18/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam” và được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là ngày đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Trải qua bao thăng trầm của xã hội, người phụ nữ Việt Nam ngày càng có tri thức, có sức khỏe, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Nhân dịp này, ngày 18/20/2024, Công Đoàn và Đoàn Thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã phối hợp tổ chức buổi Gặp mặt Chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 nhằm tôn vinh phụ nữ Việt Nam, cũng như thay mặt Viện gửi đến chị em lời chúc mừng, động viên chân thành vì đã luôn khắc phục khó khăn, giỏi việc nước, đảm việc nhà, cống hiến vì sự phát triển chung của Viện. Lãnh đạo Viện đến dự đông đủ, đại diện cho phái mạnh của Viện gửi tặng chị em lời chúc tốt đẹp, món quà và những bó hoa tươi thắm.

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

21-10-2024

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc lãnh đạo, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười; tập trung cao nhất các công việc về đích để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chuẩn bị tốt nhất các công việc cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV, ngày 20/10/2024, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến với điểm cầu Trung ương; điểm cầu các đảng ủy trực thuộc Trung ương; điểm cầu các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ở Trung ương, Ban cán sự đảng các bộ, ngành, đơn vị, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; điểm cầu các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương… Tại điểm cầu Đảng ủy Bộ TN&MT kết nối với điểm cầu Trung ương có sự tham dự và chủ trì của Thứ trưởng Lê Công Thành - Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ; Bí thư, Phó Bí thư các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bộ; các đồng chí lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các đơn vị thuộc Bộ. Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham dự theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu trụ sở Viện.

Hội thảo về chính sách ưu đãi, hỗ trợ cải tạo, phục hồi bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

25-10-2024

Ngày 25/10/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Viện Hanns Seidel Foundation (HSF) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo về “Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cải tạo, phục hồi bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam”. Việc xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp lấp chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) được xác định là một trong các hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi hỗ trợ, tuy nhiên các nội dung hỗ trợ về đất đai, vốn đầu tư, thuế, phí và lệ phí đều không có nội dung liên quan đến việc cải tạo môi trường bãi chôn lấp CTRSH. Do vậy nhìn chung đến nay, chưa có chính sách, quy định cụ thể về ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp CTRSH. Mục tiêu Hội thảo là thu được nhiều ý kiến góp ý hay, đề xuất được các khuyến nghị chính sách về ưu đãi, hỗ trợ cho việc xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp CTRSH từ các nhà quản lý, chuyên gia để có cái nhìn tổng quan về tình hình quản lý bãi chôn lấp chất thải và hoạt động ưu đãi, hỗ trợ đầu tư xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp CTRSH. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng chủ trì Hội thảo. Hội thảo thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, chuyên gia, các nhà khoa học. Đây cũng là một trong những hội thảo hướng tới kỷ niệm 25 năm thành lập Tạp chí Môi trường của Viện.

Tọa đàm Tham vấn kết quả nghiên cứu phân tích dòng vật chất đối với ngành bao bì ở Việt Nam

31-10-2024

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên va môi trường phối hợp phối hợp với Chương trình nghiên cứu Tăng trưởng thích ứng với khí hậu (Climate Compatible Growth) thông qua đại học Loughborough University- Vương quốc Anh thực hiện hoạt động nghiên cứu “Áp dụng phân tích dòng vật chất trong một số ngành lĩnh vực tại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu hướng tới quá trình hỗ trợ xây dựng các chính sách phù hợp thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn cho các ngành ưu tiên lựa chọn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, ngày 31/10/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Tọa đàm “Tham vấn kết quả nghiên cứu phân tích dòng vật chất đối với ngành bao bì ở Việt Nam”. Mục tiêu của Tọa đàm là Tham vấn các bên liên quan về nghiên cứu dòng vật chất ngành bao bì tại Việt Nam hướng tới mục tiêu đề xuất các giải pháp chính sách thúc đẩy áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành bao bì để nhóm nghiên cứu hoàn thiện kết quả. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng đã đến dự và phát biểu tại cuộc họp. Kết quả nghiên cứu hướng tới quá trình hỗ trợ xây dựng các chính sách phù hợp thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn cho các ngành ưu tiên lựa chọn. Qua buổi tọa đàm này, chúng ta không chỉ kỳ vọng phát triển được một công cụ hữu ích để đo lường, giám sát thực hiện KTTH mà còn góp phần đưa ra được những giải pháp mang tính thực tiễn, giúp giảm thiểu lượng chất thải và tác động tiêu cực tới môi trường hướng tới một ngành bao bì bền vững ở Việt Nam.

Bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt: Hướng tới đạt mục tiêu về đa dạng sinh học

7-11-2024

Thế giới đã trải qua nhiều thập kỷ quản lý sai nguồn dự trữ nước ngọt, cản trở tiến trình hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG). Theo báo cáo gần đây của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), khoảng 50% các quốc gia trên toàn cầu có một hoặc nhiều loại hệ sinh thái liên quan đến nước ngọt - sông, hồ, đất ngập nước hoặc tầng chứa nước ngầm - đang trong tình trạng suy thoái. Các vùng nước bị suy thoái là những vùng nước bị ô nhiễm hoặc có mực nước thấp. Khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt là một nội dung quan trọng của Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal, thỏa thuận trên toàn hành tinh nhằm ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học. Khung này bao gồm 23 mục tiêu được thiết lập để bảo vệ thế giới tự nhiên và sẽ đến hạn vào năm 2030. Bà Sinikinesh Beyene Jimma thuộc Chi nhánh Biển và Nước ngọt tại UNEP cho biết: "Sông là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên hành tinh. Do tầm quan trọng của sông ngòi và các hệ sinh thái nước ngọt khác đối với an ninh lương thực, xây dựng khả năng phục hồi và đa dạng sinh học của thế giới, việc sử dụng và quản lý bền vững chúng là rất quan trọng để đảm bảo duy trì các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu và đáp ứng các cam kết của Khung đa dạng sinh học toàn cầu”.

COP16: Đẩy mạnh bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

7-11-2024

Các quốc gia trên khắp thế giới đang họp tại thành phố Cali của Colombia để thảo luận về cách tốt nhất để bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng một kế hoạch lâu dài cho phép loài người chung sống hòa hợp với thiên nhiên. Tại Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16), hội nghị được tổ chức 2 năm một lần để thống nhất các cam kết bảo vệ môi trường tại Colombia, hơn 190 quốc gia đã ký Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học. COP16 đặt ra khẩu hiệu “Hòa bình với thiên nhiên” nhằm kêu gọi thế giới cải thiện mối quan hệ của chúng ta với môi trường, để xem xét lại mô hình kinh tế không ưu tiên khai thác, khai thác quá mức và gây ô nhiễm thiên nhiên.