ẤN PHẨM

Bản tin Phát triển và Hội nhập tháng 06-2005

27-9-2005

 
THÔNG TIN KINH TẾ THƯƠNG MẠI

- Kinh tế thế giới có xu hướng trì trệ

- Lòng tin của giới doanh nhân Châu Á giảm

- Tình hình và triển vọng thị trường nông sản

CHUYÊN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP

- Kết cấu hạ tầng giao thông và vấn đề cung cấp nông sản cho thị trường đô thị khu vực châu Á Thái Bình Dương

THÔNG TIN THAM KHẢO

- Toàn cầu hoá sẽ đi xuống?

- Thế giới mất cân bằng - Ba kịch bản cho năm 2015

- Tiến bộ kỹ thuật châu Á đang trên đà phát triển

Bản tin cà phê tuần từ 5-9/9/2005

16-9-2005

Thị trường thế giới. Tuần qua, giá cà phê thế giới biến động theo chiều hướng suy giảm  do hoạt động bán trục lợi của các nhà đầu cơ và các quỹ hàng hoá sau khi thấy giá tăng cao vào những ngày đầu tháng 9 do cơn bão Katrina tràn vào bang New Orlearn (Mỹ), nơi chứa một khối lượng cà phê dự trữ khá lớn của nước này.

Bản tin cà phê tuần từ 22-26/8/2005

31-8-2005

Thị trường thế giới - giá tiếp tục giảm. Tuần qua, giá cà phê thế giới các loại đồng loạt giảm mạnh. Giá cà phê Arabica đã rớt xuống mức thấp nhất 9 tháng qua và Robusta xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/05 do hoạt động bán ra mạnh mẽ của các nhà đầu cơ và các nhà kinh doanh. Ngoài ra, sự rút lui của các quỹ hàng hoá trên thị trường cà phê thế giới cũng khiến giá giảm mạnh.

Bản tin cà phê tuần 2, tháng 8/05

17-8-2005

Thị trường thế giới - giá tăng nhẹ. Tuần qua, giá cà phê thế giới tiếp tục tăng theo xu hướng của tuần trước, nhưng không ổn định do bị tác động từ hai phía cung cầu và thị trường đang chờ đợi con số dự báo chính thức của chính phủ Braxin về sản lượng cà phê tới.
 
Tại NewYork, giá cà phê arabica giao tháng 9/05 cuối tuần đạt 2.331 USD/tấn, tăng 58 USD so với đầu tuần nhưng thấp hơn 10 USD so với cuối tuần trước. Ngày 11/8, giá cà phê Robusta tại Luân đôn đạt 1.106 USD/tấn, tăng 1 USD/tấn so với cuối tuần trước và 11 USD so với đầu tuần.
Trước những thông tin mới nhất về sản lượng cà phê thế giới cũng như sản lượng cà phê của các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu như Braxin và Việt Nam, giá cà phê thế giới tuần qua có tăng lên, nhưng không ổn định. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do các nhà kinh doanh và đầu cơ tranh thủ giá cao tung hàng ra bán nhằm trục lợi, khi giá giảm lại ồ ạt mua vào.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vừa nâng dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2005/06 lên 106 triệu bao loại 60kg, tăng 1 triệu bao so với dự báo trước, và ICO cũng nâng dự báo sản lượng niên vụ hiện nay lên 113,1 triệu bao từ 110,5 triệu bao dự báo trước đó. Tuy nhiên, sản lượng cà phê niên vụ tới của Braxin lại giảm còn 32,4 triệu bao. Đối với Việt Nam, ICO dự báo sản lượng cà phê tăng lên 12,5 triệu bao, tăng so với 9,9 triệu bao dự báo tháng trước.

 

Dự báo, giá cà phê tuần tới sẽ có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, bởi sản lượng cà phê không thay đổi nhiều trên phạm vi toàn thế giới, nhờ sản lượng tăng tại một số nước sẽ bù đắp cho sản lượng tại một số nước khác giảm.

Thị trường trong nước

Sau nhiều ngày giảm giá, giá cà phê Việt Nam đã tăng trở lại ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tại Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắc Lắc giá cà phê trong tuần đã tăng từ 300-700 đ/kg so với tuần trước, lên 16.000- 17.500đ/kg (loại 1); 15.300- 16.000đ/kg (loại xô). Giá cà phê xuất  khẩu cũng đã tăng 20-40USD/tấn, lên 1.040- 1.050 USD/tấn

Nguyên nhân giúp giá cà phê trong nước và xuất khẩu tăng trở lại trong tuần là do tác động của thông tin tồn kho cà phê thế giới niên vụ 2004/2005 tiếp tục giảm 9,6% so với niên vụ trước, giá cà phê thế giới đã tăng trở lại. Ngoài ra, hiện nay nguồn cung cà phê trong nước đang ở mức thấp và vụ cà phê mới phải 2 tháng nữa mới bước vào thu hoạch.

Theo Hiệp hội Cà phê- Ca cao Việt Nam, 8 tháng đầu vụ 2004-2005, sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 575.553 tấn với giá bình quân 689,7 USD/tấn, đạt kim ngạch 396,9 triệu USD. So với cùng kỳ vụ trước sản lượng giảm 1,8% nhưng kim ngạch tăng 4,3% do đơn giá trung bình tăng 6,2%.

Dự báo, giá cà phê tuần tới sẽ chưa thể phục hồi mạnh như vài tháng trước đây và sẽ còn biến động phức tạp, nhưng tình hình thiếu hụt nguồn cung sẽ là yếu tố nâng đỡ giá cà phê trong dài hạn.

Bản tin cà phê tuần 4, tháng 7

17-8-2005

Thị trường thế giới Sau khi giảm xuống mức thấp nhất 8 tháng hồi tuần trước, giá cà phê thế giới tuần qua có xu hướng tăng nhưng không ổn định trước nhu cầu giao dịch thất thường của các quỹ hàng hoá và các nhà đầu cơ. Tại New York, giá cà phê Arabica ngày 29/7 đạt 2.292 USD/tấn, tăng 82 USD so với cuối tuần trước. Trong khi đó, tại London, giá cà phê Robusta có xu hướng giảm từ 1112 USD/tấn tuần trước xuống còn 1084 USD/tấn.

Bản tin cà phê tuần 3 tháng 7/2005

17-8-2005

Thị trường thế giới - Giá giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 tháng Hoạt động bán ra ồ ạt của các quỹ hàng hoá và các nhà đầu cơ khi tình hình thời tiết không còn gây bất lợi cho vụ mùa ở các nước sản xuất chính đã khiến giá cà phê trên các thị trường giao dịch thế giới tuần qua giảm mạnh xuống mức thấp nhất 8 tháng. Tại New York, cuối ngày 22/7/2005, giá cà phê Arabica còn 2210 USD/tấn, giảm 134 USD so với cuối tuần trước. Giá cà phê Robusta tại London cũng giảm tới 128USD xuống còn 1106USD/tấn.

Bản tin cà phê tuần từ 11-15/7/2005

17-8-2005

Thị trường thế giới Tuần qua, giá cà phê các loại trên thị trường thế giới diễn biến thất thường, tăng vào những ngày giữa tuần và lại giảm xuống trong ngày giao dịch cuối trước những thông tin về thời tiết tại các nước trồng cà phê lớn và dự báo mới về sản lượng cà phê thế giới.

Bản tin cà phê tuần 1-tháng 7/2005

17-8-2005

Thị trường thế giới Tuần qua, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động thất thường trước hoạt động mua vào bán ra của các quỹ hàng hoá, các nhà đầu cơ và ảnh hưởng của 2 cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào Vịnh Mêhicô cùng các cuộc tấn công khủng bố tại thành phố Luân Đôn vào cuối tuần.

Bản tin cà phê tuần từ 27/6 đến 1/7/2005

17-8-2005

Thị trường thế giới - Arabica giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng Tuần qua, giá cà phê các loại trên thị trường giao dịch thế giới hầu hết đều biến động theo chiều hướng giảm, trong đó, cà phê arabica đã giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng qua do hoạt động bán ra của các quỹ hàng hoá cùng với áp lực từ hiện tượng thanh lý các hợp đồng sắp hết hạn.